ĐÀ KIỀNG LÀ GÌ? PHÂN BIỆT ĐÀ KIỀNG VÀ GIẰNG MÓNG
ĐÀ KIỀNG LÀ GÌ?
- Đà kiềng (tiếng Anh là Plinth beam) là giằng các chân cột móng lại với nhau (đôi lúc gọi là giằng cột), nhằm ổn định các cột, giữ khoảng cách các chân cột và cột không bị nghiêng trong quá trình xây dựng, nâng đỡ cột để xây tường. Nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng (hay đế móng). Đà kiềng và cột kết hợp với nhau tạo thành bộ khung vững chắc chịu lực cho ngôi nhà.
CÔNG DỤNG CỦA ĐÀ KIỀNG?
- Đà kiềng giữ vai trò chống lún và lệch móng, đỡ các bức tường trong kết cấu nhà.
- Với những công trình nhà phố, 2 bên nhà là các hộ gia đình khác nhau, sử dựng móng cọc bê tông, cọc tràm… giữa cột và cọc lại xuất hiện đổ lệch tậm lớn thì đà kiềng sẽ chịu lực uốn cho căn nhà thông qua các cột.
- Giúp định vị chân cột, giữ khoảng cách tương đối giữa các chân cột không thay đổi trong quá trình làm việc của công trình.
Giằng móng là gì?
- Giằng móng ( hay dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che (hoặc tường ngăn trong nhà) truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thế nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột. Giằng móng thường có cấu tạo bê tông cốt thép. Dựa theo hình dáng, giằng móng được phân thành giằng móng dạng chữ nhật, chữ T hay hình thang.
TÁC DỤNG CỦA GIẰNG MÓNG?
Kết cấu giằng móng sẽ nâng đỡ tường bao che hoặc tường ngăn trong nhà truyề đến móng. Ngoài ra, nó còn chịu một phần momen của cột. Trường hợp cột bị lệch tâm càng nhiều so với đài móng thì momen này càng lớn. Ở nhiều trường hợp khác, thiết kế giằng móng còn đóng vai trò:
- Chống rạn nứt, chống thấm hiệu quả
- Gia cố móng vững chắc hơn, tăng sức chịu đựng của các loại tải trọng trong quá trình xây nhà và sử dựng.
- Tạo nền móng thống nhất và chặt chẽ. Đảm bảo độ bền vững cho kết cấu công trình.
- Tăng cường đổ cứng và phân bố đều tải trọng công trình truyền xuống móng.
- Giảm độ biến dạng cho sàn nhà trong mọi trường hợp.
- Chống xoay, chống xô lệch ở các nút chân cột trong điều kiện không thuận lợi.